Nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội xóa được cảnh đất nông nghiệp bị bỏ hoang nhờ những mô hình trồng cây dược liệu phát triển theo chuỗi giá trị. Đến nay, những mô hình này đang lan tỏa mạnh mẽ, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới từ những vùng đất đồi gò của Thủ đô.
Xã Khánh Hà, huyện Thường Tín từng
rơi vào cảnh đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng lúa bị bỏ hoang do
qua tình đô thị hóa, người dân không mặn mà với đồng ruộng mà tìm kiếm những
công việc khác.
Thúc đẩy nông thôn mới
Năm 2018, nhờ chủ trương chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp, không ít người dân đã mạnh dạn chuyển từ trồng lúa sang trồng
các loại cây thảo dược có giá trị kinh tế cao hơn. Trong bối cảnh đó, HTX
Tâm An đã ra đời nhằm hình thành 1,5ha vùng nguyên liệu theo định hướng thuận tự
nhiên để phục vụ các công đoạn chế biến sâu nhằm cung cấp ra thị trường những sản
phẩm bảo đảm chất lượng.
Đến nay, HTX Tâm An tập trung vào
trồng chùm ngây, cà gai leo, húng chanh, đinh lăng… Ngoài ra, HTX còn liên kết
với các hộ dân ở xã lân cận để mở rộng vùng nguyên liệu.
Không dừng ở đó, các thành viên
còn đầu tư xưởng chế biến, máy móc như máy sấy lạnh, máy sao trà, máy nghiền,
máy đóng trà bằng mắt thần, máy đóng trà , máy sấy đa năng tích hợp chức năng hấp
sấy, kho lạnh bảo quản... Sau khi dược liệu được thu hoạch sẽ được đưa về xưởng
chế biến thành trà chùm ngây, trà đinh lăng, trà cà gai leo, dầu gội thảo dược…
nhằm bảo đảm theo chu trình khép kín. Đặc biệt, đến nay HTX đã có sản phẩm bột
rau, củ sấy lạnh được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội. Điều
này không chỉ khẳng định giá trị kinh tế cao gấp 4-5 lần của mô hình trồng và
chế biến dược liệu là còn góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới
nâng cao của xã Khánh Hà.
Bởi sản phẩm OCOP đang thúc đẩy các
tiêu chí nông thôn mới như nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường… đồng thời góp
phần khai thác và phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp nông thôn của xã từ đó
làm thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra hướng đi mới của người nông dân, thúc đẩy
phát triển kinh tế nông thôn.
Đặc biệt, thông qua việc HTX Tâm
An tham gia Chương trình OCOP, lãnh đạo xã Khánh Hà đã có những chính sách, giải
pháp phù hợp để giúp HTX phát triển sản phẩm như hỗ trợ HTX hoàn thiện bao bì,
phát triển vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn, tham gia xúc tiến thương mại. Qua
đó, các thành viên và người dân thấy rõ hơn trách nhiệm của mình với người tiêu
dùng, cộng đồng và môi trường, chủ động phát huy nội lực, tổ chức sản xuất theo
các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Còn tại HTX Tâm Ngọc (xã Đông Xuân,
huyện Sóc Sơn), nhờ trồng dược liệu theo quy trình hữu cơ, thân thiện với môi
trường, HTX đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và giúp mỗi
thành viên có thu nhập trung bình từ 1,5 triệu đồng - 8 triệu đồng/người/tháng,
tuỳ theo khả năng làm việc. Đặc biệt, HTX còn liên kết mở rộng trồng dược liệu
tại Hàm Yên - Tuyên Quang để đáp ứng nhu cầu chế biến túi trà thảo mộc. Sau nhiều
năm nỗ lực, đến nay, HTX Tâm Ngọc có 3 sản phẩm được đạt OCOP 4 sao là: Liên
Hoa Trà, Cà gai leo trà, Hoa Trà.
Hiện HTX Tâm Ngọc đang là mô hình
sản xuất dược liệu lớn của hiệu Sóc Sơn . Từ diện tích ban đầu (năm 2014) là
15ha, đến nay, vùng dược liệu đạt gần 100ha. Nhờ người dân, các HTX đưa các giống
dược liệu thuần chủng vào trồng, ứng dụng kỹ thuật thâm canh hữu cơ, cơ giới
hóa khâu sản xuất, chế biến nên cây dược liệu ở vùng đồi gò huyện Sóc Sơn mang
lại giá trị kinh tế cao, đạt 420 triệu đồng/ha/năm trở lên, gấp 3 lần cây trồng
khác. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các xã trong huyện nâng cao các tiêu chí
nông thôn mới.
Phó Chủ tịch Liên minh HTX thành
phố Hà Nội Nguyễn Trung Thành cho biết: Sản xuất dược liệu, nhất là dược liệu hữu
cơ đang là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung. Mô
hình dược liệu của HTX Tâm An, HTX Tâm Ngọc... không chỉ giúp HTX và thành viên
làm giàu mà còn thể hiện rõ vai trò của các HTX trong phát triển kinh tế tập thể.
Việc các HTX không ngừng đổi mới, phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong
phát triển dược liệu cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để các địa
phương nâng cao chất lượng trong xây dựng nông thôn mới...
Động lực phát triển dược liệu
Dược liệu vốn là cây trồng thế mạnh
ở nhiều địa phương của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có thời điểm, Pháp lệnh Giống
cây trồng 15/2004/PL-UBTVQH11 không quy định về giống cây trồng là cây dược liệu
nên việc quản lý nhà nước, chỉ dẫn địa lý của người dân, HTX, doanh nghiệp dược
liệu gặp nhiều bất cập.
Tuy nhiên thời gian gần đây, Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước được phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Luật Trồng trọt năm 2018 cũng đã quan tâm đến cây dược liệu. Những chính sách đặc thù đối với nhóm cây dược liệu cũng ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, HTX ở Hà Nội phát triển loại cây trồng này theo chuỗi giá trị.
Phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị giúp nhiều địa phương thu được những hiệu quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Chị Nguyễn Thị Thu, Giám đốc HTX
Tâm An cho biết, diện tích canh tác cây thảo dược hiện nay của HTX từng là vùng
đất trũng thấp, năng suất trồng lúa kém hiệu quả. Một số diện tích thậm chí còn
bị bà con bỏ hoang do hiệu quả sản xuất không cao. Tuy nhiên, khi HTX trồng cây
dược liệu, diện tích đất trên đã được cải tạo và rất thích hợp với đặc tính cây
dược liệu nên mang lại giá trị kinh tế cao. HTX cũng phát triển dựa vào quy hoạch
của thành phố nên có định hướng, kế hoạch rõ ràng.
Nhờ các mô hình trồng dược liệu
theo chuỗi giá trị của các HTX mà đến nay, toàn thành phố đã có 673ha cây dược
liệu. Trong đó, huyện Sóc Sơn có 171ha, Mỹ Đức 61,2ha, Ba Vì 30ha…
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT
Hà Nội, để phát triển cây dược liệu cần có sự liên kết chặt chẽ giữa HTX và
doanh nghiệp. Bởi việc sản xuất cây dược liệu đòi hỏi các tiêu chuẩn và quy định
khắt khe, nếu người dân trồng cây dược liệu theo hướng tự phát sẽ khó đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, việc các HTX đứng đầu hỗ trợ người dân tuân
thủ nghiêm quy trình sản xuất là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các mối
liên kết với doanh nghiệp. Vì vậy, không ít các sản phẩm dược liệu của các HTX
đã được vào các hệ thống siêu thị khó tính và xuất khẩu.
Đặc biệt, đối với những HTX đang
đẩy mạnh phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tập trung tại các huyện Ba Vì,
Sóc Sơn... đang từng bước góp phần đưa dược liệu trở thành một trong những cây
trồng thế mạnh của Hà Nội, giúp thành phố phát triển lâm nghiệp bền vững.
Phát huy hiệu quả chuỗi
Phó Chủ tịch Liên minh HTX thành
phố Hà Nội Nguyễn Trung Thành cho biết, trong giai đoạn hiện nay, nếu chỉ có sự
vào cuộc hỗ trợ của Nhà nước thôi là chưa đủ, mà bản thân mỗi HTX sản xuất, chế
biến và xuất khẩu dược liệu phải chủ động và có ý thức vươn lên để tiếp cận tiến
bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn mà các đối tác yêu cầu.
Nắm được điều này, nhiều HTX dược
liệu đã có những bước đi ban đầu khá vững chắc. Tuy nhiên, có HTX cho rằng vẫn
còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua mới có thể đưa chuỗi dược liệu phát triển
bền vững.
Như các thành viên HTX Tâm An
mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm, mở các lớp đào tạo, tập huấn
về kỹ thuật canh tác hữu cơ cho thành viên. Bên cạnh đó là hỗ trợ HTX tham gia
các chương trình xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm dược liệu đến với đông đảo
người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.
Hay như các thành viên HTX Tâm Ngọc
mong muốn có thể huy động thêm vốn, mua sắm thêm một số trang thiết bị máy móc
như máy thu hoạch, máy băm thái, máy đóng gói trà túi lọc… nhằm hỗ trợ thành
viên người khuyết tật làm nông nghiệp thuận lợi hơn. Đồng thời, HTX mong địa
phương có quy hoạch phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển
thêm các loại cây thảo dược có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, đinh lăng
hoa vàng… để tạo thêm nhiều việc làm, hỗ trợ nhiều người cũng như tăng thu nhập
và cải thiện đời sống thành viên.
Ts Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Hiệp hội
Giống cây trồng Hà Nội cho rằng, những khó khăn, mong muốn của các HTX sản xuất
và chế biến dược liệu cũng chính là những nút thắt mà Hà Nội đang tập trung
tháo gỡ nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả các chuỗi giá trị dược liệu.
Bởi nếu trồng tự phát thì người
dân sẽ không biết tiêu thụ sản phẩm dược liệu thế nào. Bên cạnh đó, sản xuất
cây dược liệu phải tuân thủ nghiêm những quy định về trồng, chăm sóc, nếu không
được học tập, tập huấn, nông dân khó có thể trồng, chăm sóc được các loại cây
này. Chính vì vậy, ngoài những chính sách chung , việc tháo gỡ những khó khăn
cho các HTX cũng là cách giúp Hà Nội phát triển bền vững các chuỗi dược liệu.
Minh Nhương
- Vĩnh Thuận chuyển mình nhanh nhờ chú trọng phát triển kinh tế hợp tác
- Kinh tế hợp tác xóa nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Nguồn tín dụng chính sách giúp hình thành nhiều HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- ‘Nữ thuyền trưởng’ giúp thành viên HTX giàu lên từ rau củ quả sạch
- Hà Tĩnh giảm nghèo hiệu quả từ mô hình tích tụ ruộng đất
- Trích Thông báo kết luận của Phó chủ tịch thường trực Hà Sỹ Đồng tại phiên họp Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Trị ngày 5/3/2020
- Khơi thông tín dụng cho hợp tác xã: [Bài 1] Vướng víu trăm điều
- Nông nghiệp công nghệ cao, các HTX vẫn ở thế... chạy đà?
- Liên minh HTX tỉnh Quảng Trị tiếp đoàn cán bộ, HTX thành phố Đà Nẵng tham quan, học tập mô hình tại Quảng Trị
- Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh HTX lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Trị: Thăm, tặng quà động viên Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX thuộc diện chính sách nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/1947 – 27/7/2022
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 153
Tổng lượt truy cập: 158,708